Báo động về ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam
Tốc độ đô thị hóa càng ngày càng gia tăng dân số bùng nổ ở mức báo động, nông nghiệp, công nghiệp và sản xuất tiêu dùng phát triển mạnh mẽ kinh tế có những khởi sắc lớn nhưng trên những cái tốt đó chính là sức ép lớn tới môi trường sống tại Việt nam, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm nước sạch tại Hà Nội
Ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam xuất phát từ 2 nguồn chính
- Ô nhiễm xuất phát có nguồn gốc tự nhiên: các chất thải được đưa và nguồn nước do mưa và tuyết
- Ô nhiễm nguồn nước nguồn gốc nhân tạo: do chính con người thải trực tiếp chất thải vào nguồn nước
Thực trạng ô nhiễm nước diễn ra mạnh mẽ ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM nơi mà lượng chất thải sinh hoạt có khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.
Ô nhiễm nước sông Tô Lịch
Nhiều hệ thống ao hồ,sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được ví như chiếc thùng chứa nước thải khổ lồ của thành phố với 50% lượng nước thải của thành phố.
Với thực trạng ô nhiễm nặng như vậy người dân không còn đủ nước để sinh hoạt và tưới tiêu . Và một điều nguy hiểm hơn đó chính là nhiều khu vực trong công viên còn là nơi xuất phát nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Được mở cửa từ năm 2002 nhưng do sự ô nhiễm quá nặng của hồ nên công viên không thể vận hành bởi mùi ô uế bốc lên từ hồ .Cùng chung với công viên Yên sở thì sông Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang nằm trong tình trạng ô nhiễm như vậy đây được coi là những con sông chết của thành phố Hà Nội hiện nay.
Ô nhiễm nước đã nâng cao tỷ lệ người chết do các bệnh liên quan như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng,không chỉ như vậy trẻ em sinh sống tại những khu vực nước ô nhiễm cũng có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Để giải quyết thực trạng này ô nhiễm nguồn nước thì cần có các Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh và các chiến lược ngắn hạn là sử dụng các sản phẩm máy lọc nước, đun sôi nước uống trước khi sử dụng. Việc xây dựng thói quen rửa tay cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người.
Bên cạnh các chiến dịch dài và ngắn han này cần có các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cần áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn và các chế tài đủ mạnh buộc tất cả mọi doanh nghiệp – từ quy mô nhỏ đến lớn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Không nước và nguồn nước sạch trong lành chính là điều kiện tối thiểu có một sức khỏe và một cuộc sống tốt.