Kinh nghiệm và kỹ thuật lấy mẫu nước
Lấy mẫu nước đúng kỹ thuật là cơ sở đầu tiên để có được một bảng kết quả kiểm nghiệm chính xác. Qua trao đổi với nhân viên các phòng xét nghiệm, chúng tôi được biết không ít người sau khi xét nghiệm đã tỏ ý nghi ngờ vào kết quả, ví dụ như nước thực tế rất đục nhưng kết quả lại ghi không mầu… Nguyên nhân không phải do thiết bị xét nghiệm nước không chuẩn xác mà do khách hàng lấy mẫu từ bể lắng. Bài này, chúng tôi xin chia sẻ cách lấy mẫu và các chỉ tiêu nào nên ưu tiên xét nghiệm. Sau khi lắp đặt máy lọc nước, quý khách hàng sử dụng 2 đến 3 ngày rồi mới lấy mẫu nước đi thử nghiệm:
Cách lấy mẫu nước:
– Thời gian: Nên lấy mẫu ngay từ nguồn. Khởi động máy bơm, đợi khoảng 3 – 5 phút để xả hết lượng nước tồn trong ống.
– Vật chứa: dùng chai thủy tinh hoặc tận dụng chai PET, rửa sạch, để khô.
– Lượng nước: tối thiểu 1000ml.
– Nên xét nghiệm các chỉ tiêu nào?
Một số chỉ tiêu có thể tự đánh giá bằng cảm quan như độ đục, màu sắc, mùi, vị thì có thể tự nhận biết mà không cần yêu cầu thử (để tiết kiệm tiền!). Các chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, không thể không xét nghiệm là; NO2, NO3, NH4, As (asen – thạch tín), kim loại nặng (như Chì). Đối với nước giếng, cần làm thêm các xét nghiệm về pH, Sắt, Mangan và độ cứng.
Địa chỉ Xét nghiệm nước
Hà Nội: Viện Pasteur: 131 Lò Đúc, Viện Hóa học Công nghiệp Việt NamL số 2 Phạm Ngũ Lão. Viện Công nghệ môi trường tại 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy hoặc trung tâm công nghệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân.
Thành Phố Hồ Chí Minh: Viện Vệ Sinh Y Tế Công cộng – 159 Hưng Phú, P8, Quận 8 (gần cầu Chữ Y) tel: (84-8) 39541971, Fax: (84-4) 38563164 (chị Hằng/ Thúy). Viện Pasteur – 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 tel: (84-8) 38230352, Fax: (84-4) 38231419
Các tỉnh thành khác: Sở Y tế, Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh thường có những trung tâm kiểm nghiệm lý hóa vi sinh. Quý khách nên liên hệ trực tiếp với các cơ quan này để biết thêm chi tiết.