- Trang chủ
- Tư vấn sức khỏe
- Những tác hại khi cơ thể mất nước
Những tác hại khi cơ thể mất nước
Mục lục
Mất nước nguy hiểm ra sao? Những tác hại khi cơ thể mất nước? Biểu hiện và cách phòng ngừa?
Vào mùa hè, thời tiết chuyển sang tình trạng oi nóng, nhu cầu nước cung cấp cho cơ thể tăng cao, đặc biệt khi bạn thường xuyên hoạt động mạnh như chơi thể thao hay hoạt động ngoài trời. Khi cơ thể ở trong tình trạng thiếu nước, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ thay đổi, dẫn tới những triệu chứng bất thường. đó là tình trạng mất nước. Tình trạng này thật ra rất nguy hiểm đối với sức khỏe của cơ thể. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về những tác hại khi cơ thể mất nước và cách bù nước cho cơ thể trong những ngày nắng nóng!
Mất nước là gì?
Mất nước là tình trạng khi cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp. Thiếu nước sẽ khiến cho các cơ quan không thực hiện các chức năng một cách bình thường. Các triệu chứng sẽ xuất hiện từ nhẹ tới nặng, thậm chí gây nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Mất nước có biểu hiện như thế nào?
Những triệu chứng dễ dàng nhận thấy là khát. Nhưng cảm giác khát không phải luôn gặp. Nhiều người, đặc biệt là người già, không cảm thấy khát trong khi cơ thể đã thật sự mất nước. Ở trẻ em, cần nhiều dấu hiệu tinh tế hơn để nhận ra tình trạng này.
Các triệu chứng nặng khi mất nước bao gồm: không chảy mồ hôi, mắt trũng, da khô hoặc nhăn nheo, huyết áp thấp, nhịp tim tăng nhanh, sốt, mê sảng, mất ý thức.
Những nguyên nhân nào khiến cơ thể mất nước?
Cung cấp không đủ lượng nước cho cơ thể: Khi bạn không thể uống đủ nước do quá bận hoặc bị ốm. Bạn không muốn bổ sung nước do tình trạng đau họng, loét miệng, bệnh lý dạ dày,…
Do mất nước quá nhiều: Tình trạng tiêu chảy hoặc nôn ói có thể là nguyên nhân gây ra mất nước và chất điện giải trong thời gian ngắn. Đặc biệt ở trẻ em và người già, tiêu chảy còn là nguyên nhân gây mất nước dễ dẫn tới tử vong nhất.
Sốt: khi bạn sốt càng cao cơ thể càng nhanh mất nước.
Đổ mồ hôi quá mức: Khi bạn chơi thể thao hoặc hoạt động thể lực, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời cũng dẫn đến tình trạng mất nước. Ngoài ra, thời tiết nóng cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất nước nếu bạn không bổ sung lại
Những ai dễ rơi vào tình trạng mất nước này?
Ở trẻ em: Đó có thể là tình trạng tiêu chảy, nôn ói hoặc các bệnh lý gây sốt. Hơn nữa, trẻ nhỏ không dễ nhận biết cảm giác khát và không thể tự uống nước.
Ở người già: Nguyên nhân là theo thời gian, khả năng dự trữ dịch của cơ thể giảm dần. Cảm giác khát cũng không còn nhạy cảm như trước.
Người mắc các bệnh mãn tính: như đái tháo đường, các bệnh lý về thận, các bệnh lý cần sử dụng thuốc lợi tiểu, bệnh xơ nang, nghiện rượu hoặc các bệnh lý của tuyến thượng thận.
Người thường xuyên làm việc ngoài trời, đặc biệt trong điều kiện nắng nóng như vận động viên marathon, đua xe đạp…
Những tác hại khi cơ thể mất nước?
Có rất nhiều tác hại khi cơ thể mất nước mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Có thể kể tới như:
Tổn thương do nhiệt: có thể nhẹ như chuột rút cho tới nguy hiểm tính mạng như sốc nhiệt.
Các bệnh lý liên quan đến thận: tình trạng thiếu nước kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu, hình thành sỏi thận, nặng nề nhất là suy thận.
Động kinh: mất nước dẫn tới mất và rối loạn cân bằng điện giải như natri, kali. Tình trạng này gây ra sự rối loạn trong dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào trong cơ thể. Hậu quả là các cơn co cơ không tự ý, một số trường hợp có thể mất ý thức.
Sốc giảm thể tích: là một trong những biến chứng nặng nề nhất, đe dọa tính mạng. Mất nước khiến thể tích dịch lưu thông trong lòng mạch giảm, dẫn tới huyết áp giảm. Khi đó, các cơ quan thiết yếu không đủ oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động.
Mất nước nên được xử lý như thế nào?
Điều trị tốt nhất khi mất nước là bổ sung kịp thời lượng dịch và điện giải đã mất. Tùy theo lứa tuổi, độ nặng và nguyên nhân mà cách bổ sung cũng thay đổi.
Với trẻ nhỏ, có thể pha dung dịch tại nhà từ nước, muối và đường. Bắt đầu cho trẻ uống với muỗng (khoảng 5ml) mỗi 1 tới 5 phút tới khi trẻ không còn nhu cầu. Với trẻ không uống được hoặc trẻ rất nhỏ có thể cần truyền dịch đường tĩnh mạch.
Với người lớn, các trường hợp mất nước nhẹ tới vừa, có thể bù dịch bằng uống nhiều nước hoặc các dung dịch khác. Chú ý khi tiêu chảy, các loại nước trái cây hay nước ngọt nên hạn chế vì có thể làm nặng hơn tình trạng này. Tránh các đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, sô-đa,… Khi bù dịch qua đường uống thất bại, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để bù dịch qua đường tĩnh mạch.
Điều trị nguyên nhân nếu có. Có thể cần tới các thuốc như hạ sốt, giảm nôn ói.
Bạn cần làm gì để phòng ngừa tình trạng mất nước?
- Bạn cần uống đủ nước, ăn những loại thức ăn, trái cây chứa nhiều nước, nhất là vào mùa hè.
- Bổ sung nước nhiều hơn bình thường khi bạn gặp các vấn đề như tiêu chảy, nôn ói.
- Với những người thường xuyên làm các công việc nặng, đặc biệt nếu ở ngoài trời, nên uống, bổ sung nước trước và trong khi làm.
- Khi thời tiết lạnh cũng cần bổ sung nước vì lúc này không khí thường khô hơn, dẫn tới mất nước qua hơi ẩm.
- Người già mắc các bệnh lý dù nhẹ như cảm cúm, viêm phế quản, nhiễm trùng bàng quang nên uống nhiều nước hơn thường ngày.
- Uống nhiều nước khi thời tiết nắng nóng để bù đắp lượng nước bị mất khi cơ thể tiết mồ hôi
- Uống nhiều nước khi thời tiết nắng nóng để bù đắp lượng nước bị mất khi cơ thể tiết mồ hôi
Trên đây là thông tin cần thiết về những tác hại khi cơ thể mất nước, và những lưu ý cần thiết dành cho bạn. Và đừng quên chọn mua một sản phẩm máy lọc nước gia đình phù hợp để có được nguồn nước tốt nhất dành cho gia đình bạn.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về một sản phẩm phù hợp và đừng quên cập nhật những thông tin hữu ích nhé!